đăng ký sàn binance      
 
mua bán coin sàn mxc      

Sài Gòn

[sai-go][column2][#FF6633]
Bán căn hộ fpt plaza đà nẵng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mien-nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Cao ốc bóp nghẹt cửa ngõ Sài Gòn: Cấp phép dự án theo quy trình ngược

 

Nhiều chuyên gia cho rằng, Tp.HCM đang cấp phép dự án theo quy trình ngược. Đáng ra cấp phép dự án bất động sản (BĐS) phải dựa trên hạ tầng hiện hữu thì Việt Nam cấp phép dựa trên hạ tầng tương lai.



Cao ốc đang bóp nghẹt đường xá khiến giao thông ở các cửa ngõ ngày một nghiêm trọng. Nếu thực trạng này kéo dài có thể hạ tầng tương lai cũng không thực hiện được mà phải vá víu bằng những cầu vượt thép như hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một cấu trúc đô thị bất bình thường.

Cấp phép xây dựng tràn lan

Vừa qua, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo các cơ quan chức năng không cấp phép xây dựng cao ốc, khu chung cư khi hệ thống hạ tầng giao thông tại khu vực không đảm bảo, để tránh ùn tắc ngày càng tăng. Tuy nhiên, phải chăng quyết định này đã quá muộn trước tình trạng “sinh sôi” quá nhanh của các tòa nhà cao tầng?

Theo các chuyên gia, hiện nay việc cấp phép xây dựng của thành phố được thực hiện ồ ạt, không khoa học. Nguyên nhân chính là do Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải chưa có sự phối hợp tốt.
Việc cấp giấy phép xây dựng cho các dự án được chấp thuận về mặt quy hoạch của UBND Tp.HCM trên cơ sở tham mưu của cơ quan quản lý về quy hoạch, là Sở Quy hoạch Kiến trúc. Nhưng cơ quan này thường chỉ xem công trình hay dự án đó có phù hợp với quy hoạch được duyệt hay không, chứ không tính toán được tác động môi trường.
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM cho biết, vai trò là thế nhưng Sở Quy hoạch Kiến trúc ít khi xem xét kỹ về hệ thống hạ tầng đã được xây dựng theo quy hoạch đó hay chưa? Thực tế khi đi vào sử dụng, công trình đó tác động lên hệ thống hạ tầng hiện có như thế nào? Đây rõ ràng là một thiếu sót nghiêm trọng.
Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM Nguyễn Thanh Toàn thừa nhận, trước đây tại một số khu vực hạ tầng yếu, kết nối giao thông chưa hoàn chỉnh cũng được cấp phép xây dựng cao ốc.
Đầu năm 2017, khi tại Hà Nội có các chung cư mọc lên trong những con hẻm nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, Thủ tướng cũng đã yêu cầu Tp.HCM phải xem xét, đánh giá tác động giao thông lên hạ tầng khi cấp phép cho các công trình cao tầng.

Thực tế, Việt Nam không quản lý xây dựng theo dân số mà theo năng lực của hệ thống hạ tầng, cũng không ràng buộc sự phát triển bằng kế hoạch sử dụng đất… Đây chính là guyên nhân khiến cho các thành phố lớn có cấu trúc đô thị không bình thường. Nhiều khu vực không đủ tiêu chuẩn về hạ tầng đô thị. Những khu vực này tạo thành một vành đai bao quanh khu trung tâm thành phố.
TS Võ Kim Cương cho rằng, đáng lẽ phải dùng quỹ đất có được khi di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi các khu dân cư để cải thiện cấu trúc thành phố, như bổ sung công trình dịch vụ xã hội, mảng xanh hoặc mở các đường đối ngoại xuyên qua vành đai thiếu quy hoạch này. Nhưng tiếc là thành phố đã chịu áp lực quá lớn từ nhu cầu phát triển kinh tế trước mắt.

Doanh nghiệp dửng dưng hưởng lợi

Thực tế cho thấy, sức ép nhà cao tầng lên giao thông bắt nguồn từ cấp phép xây dựng tràn lan của cơ quan quản lý. Song việc này cũng bắt nguồn từ việc “nhận diện cơ hội” của không ít doanh nghiệp.
Tại Tp.HCM, dự án cao tầng cứ đua nhau mọc lên dọc các tuyến cao tốc, metro, xa lộ Hà Nội hay những tuyến đường dự phóng, các tuyến đường sẽ mở rộng lộ giới,....

Thông thường, Nhà nước bỏ vốn đầu tư hạ tầng, các dự án hoặc công trình xung quanh hưởng lợi nên nhà đầu tư phải có nghĩa vụ cùng Nhà nước đầu tư hạ tầng. Nhưng việc này dường như không phải là tiền lệ với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đơn cử như tuyến metro số 1 đang hình thành, các doanh nghiệp tranh nhau gom đất xung quanh. Khi đường làm xong, giá trị đất của họ lên rất cao nhưng dường như phần đóng góp cho hạ tầng không ai thực hiện.
Ông Nguyên Thanh Toàn cho rằng, đối với những trường hợp này, Sở kiến nghị mạnh dạn thu thì mới có nguồn lực đầu tư cho hạ tầng và đó cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có luật, chưa có chính sách điều tiết nguồn thu từ những công trình kiến trúc bên trên, những dự án phát triển đô thị nên không dám thu. Vì nếu thu là sai luật.

Đồng quan điểm, TS Võ Kim cương cho rằng đây là một vấn đề phức tạp. Trong quản lý phát triển đô thị, nước ta đang thiếu những cơ sở pháp lý chặt chẽ và theo nguyên lý của thị trường. Cụ thể hơn là không có luật thuế về tác động phát triển như ở các nước khác.
Nguyên lý của luật này là nếu doanh nghiệp thu lợi từ sự phát triển công trình của mình trong đô thị thì phải trả tiền cho đô thị (đóng thuế). Mỗi lô đất có mô xây dựng là bao nhiêu đã được quy hoạch quy định. Khi doanh nghiệp xây quá hiện trạng đang có hoặc quá quy định của quy hoạch, đều phải trả tiền.
Sau đó, chính quyền dùng khoản tiền này để đầu tư hạ tầng. Các trường hợp xin điều chỉnh khác quy hoạch được duyệt phải do cộng đồng dân cư liên quan đồng ý hoặc phải có quyết định của tòa án.

Có giải pháp mang lại giá trị địa tô để cân đối lợi ích phát triển đô thị

Tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay đang hưởng lợi từ hạ tầng Nhà nước rất nhiều. Nhiều công trình Nhà nước đầu tư lớn cho hạ tầng, khiến giá trị đất hai bên đường và giá trị đất cả khu tăng lên rất nhiều.
“Một số công trình sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước giúp giá trị đất của cả khu vực tăng lên. Nhưng phần tăng lên doanh nghiệp được hưởng, mặc dù không bỏ vốn đầu tư. Cần phải có các giải pháp để mang lại giá trị địa tô cao hơn cho đất nước để cân đối lại lợi ích phát triển đô thị”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
(Theo Zing.vn) 

Diện mạo BĐS khu Nam Sài Gòn nhìn từ trên cao đang thay đổi chóng mặt

 

Điển hình là khu đô thị Phú Mỹ Hưng, từ một vùng đất sình lầy nay đã biến thành một trong những trung tâm đô thị văn minh, hiện đại và trung tâm thương mại tài chính. Bên cạnh đó, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều dự án thay tên đổi chủ, khu Nam Sài Gòn đang là một thị trường tiềm năng.

Sau hơn 25 năm, Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng đã đầu tư gần 500 triệu USD để biến 433 ha sình lầy thành khu đô thị kiểu mẫu. Phú Mỹ Hưng được hình thành với 5 cụm đô thị trên diện tích 750 ha.
Theo quy hoạch, khu trung tâm đô thị mới Phú Mỹ Hưng được triển khai theo 8 tiểu khu chức năng với ý tưởng từ mô hình từ nhiều địa điểm nổi tiếng trên thế giới như vịnh Singapore, phố Wall Street tại Mỹ, phố Causeway Bay ở Hồng Kông…

Hệ thống hạ tầng giao thông đang được tăng tốc đầu tư nối quận 7 với các quận trung tâm thành phố và các khu vực phía Nam: Cần Giờ, Nhà Bè
Hệ thống hạ tầng giao thông đang được tăng tốc đầu tư nối quận 7 với các quận trung tâm thành phố và các khu vực phía Nam: Cần Giờ, Nhà Bè

Ông Trương Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc công ty Phát triển Phú Mỹ Hưng, cho biết: “Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ các hướng phát triển của thành phố trước khi quyết định chọn Nam Sài Gòn. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển khu công nghiệp và khu đô thị lớn”.
Ông Trương Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc công ty Phát triển Phú Mỹ Hưng, cho biết: “Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ các hướng phát triển của thành phố trước khi quyết định chọn Nam Sài Gòn. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển khu công nghiệp và khu đô thị lớn”.
Sẽ có hàng trăm nghìn m2 sàn văn phòng được hoàn thiện trong 3 năm tới, các công trình sẽ đáp ứng nhu cầu văn phòng đa dạng cho các ngành như thương mại, tài chính, chứng khoán, ngân hàng, khách sạn, dịch vụ…
Theo công ty Phú Mỹ Hưng, họ sẽ tiếp tục hợp tác, kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp sẽ cùng triển khai nhiều công trình quy mô lớn ở khu này như Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) giai đoạn 2 với vốn đầu tư 1.054 tỷ, Crescent Mall giai đoạn 2, tòa nhà văn phòng Crescent Hub, trường học.
Theo kế hoạch, những công trình phục vụ ngành tài chính, thương mại, ngân hàng sẽ chiếm ưu thế với nhiều tên tuổi lớn như Vietcombank, BIDV, Eximbank, ACB, VIB, Vietinbank, Sacombank, Indovinabank, HSBC, ANZ, …
Nhiều nhà đầu tư cũng đã và đang chuẩn bị triển khai nhiều dự án lớn. Đáng chú ý là tòa nhà The Khai Tower, có tổng mức đầu tư hàng chục triệu USD, mới đây đã được động thổ xây dựng, quy mô 24 tầng, dự kiến hoạt động vào 2020.

Nhờ tận dụng hệ thống kênh rạch chằn chịt, hàng loạt dự án nhà ở bám theo mặt tiền sông phát triển ồ ạt tại khu đô thị hiện đại này.
Nhờ tận dụng hệ thống kênh rạch chằn chịt, hàng loạt dự án nhà ở "bám" theo mặt tiền sông phát triển ồ ạt tại khu đô thị hiện đại này.





Khu đất đang được san lắp mặt bằng trong hình là một trong những dự án khủng của Phú Mỹ Hưng đang chuẩn bị xây dựng. Dự án này theo tìm hiểu sẽ góp thêm gần 8.000 căn hộ cho thị trường khu Nam
Giải thích về lý do nhiều chủ đầu tư bung hàng tại Khu Nam, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết lợi thế hạ tầng chính là lý do quyết định khiến các chủ đầu tư tập trung vào đây. Cũng theo ông Châu, với hạ tầng ngoại khu đã được phát triển đồng bộ cách đây 15 năm, khu Nam là một trong những điểm nóng của thị trường bất động sản TP.HCM.

Khu đất đang được san lắp mặt bằng trong hình là một trong những dự án khủng của Phú Mỹ Hưng đang chuẩn bị xây dựng. Dự án này theo tìm hiểu sẽ góp thêm gần 8.000 căn hộ cho thị trường khu Nam
Khu đất đang được san lắp mặt bằng trong hình là một trong những dự án "khủng" của Phú Mỹ Hưng đang chuẩn bị xây dựng. Dự án này theo tìm hiểu sẽ góp thêm gần 8.000 căn hộ cho thị trường khu Nam
Hiện tại những vị trí có thể phát triển được bất động sản, ngoài "trái tim" Phú Mỹ Hưng ra thì những khu vực lân cận đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và kinh doanh BĐS. Chẳng hạn, các dự án BĐS tại quận 7 hiện tại đều được phát triển dọc theo tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Hữu Thọ và bắt đầu kéo dài đến Nguyễn Thị Thập. Theo quan sát, trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn dẫn vào khu cảng Hiệp Phước, nhiều dự án “chết lâm sàng” nhiều năm qua giờ đây đã bắt đầu tái khởi công để bán ra thị trường.
Vị trí sẽ xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 đang được UBND TP.HCM trình Thủ tướng phương án lựa chọn nhà đầu tư
Vị trí sẽ xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 đang được UBND TP.HCM trình Thủ tướng phương án lựa chọn nhà đầu tư
Nhiều dự án cao cấp bắt đầu có xu hướng dịch chuyển về phía cuối trục đường Nguyễn Văn Linh, gần cầu Phú Mỹ nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh khi dự án cầu Thủ Thiêm 4 được xây dựng, giúp kết nối cả quận 7 với khu trung tâm thành phố
Nhiều dự án cao cấp bắt đầu có xu hướng dịch chuyển về phía cuối trục đường Nguyễn Văn Linh, gần cầu Phú Mỹ nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh khi dự án cầu Thủ Thiêm 4 được xây dựng, giúp kết nối cả quận 7 với khu trung tâm thành phố
Dự án Kenton Node (góc phải) sau hơn 8 năm trùm mền cũng bắt đầu hồi sinh với hơn 4.000 căn hộ cao cấp nhằm tận dụng dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng chuẩn bị được công ty Phú Mỹ Hưng khởi công. Dự án này giúp giải quyết tình trạng kẹt xe trầm trọng ngay giao lộ này trong tương lai không xa.
Dự án Kenton Node (góc phải) sau hơn 8 năm trùm mền cũng bắt đầu hồi sinh với hơn 4.000 căn hộ cao cấp nhằm tận dụng dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng chuẩn bị được công ty Phú Mỹ Hưng khởi công. Dự án này giúp giải quyết tình trạng kẹt xe trầm trọng ngay giao lộ này trong tương lai không xa.
Những dự án đang có tiến độ đầu tư tốt, khách hàng mua nhiều do nằm giáp ranh với quận 7, như tổ hợp dự án Sunrise City của Novaland, Khu đô thị Hạnh Phúc của Tổng Công ty Xây dựng số 1, Dự án Terra Rosa của công ty Khang Nam, Dự án Skyway Residence của Lĩnh Phong, Khu dân cư Trung Sơn, “làng biệt thự” của công ty Phú Long, dự án của công ty Phát Đạt, tổ hợp Jamona City của Sacomreal, khu dân cư Tân Tạo của BCI …
Theo khảo sát, các dự án tại khu Nam Sài Gòn như: River Panorama, D-Vela, Luxgarden... đều có thanh khoản tốt và các nhà đầu tư cá nhân là một yếu tố thúc đẩy lực cầu này trong những tháng đầu năm 2017.
Theo khảo sát, các dự án tại khu Nam Sài Gòn như: River Panorama, D-Vela, Luxgarden... đều có thanh khoản tốt và các nhà đầu tư cá nhân là một yếu tố thúc đẩy lực cầu này trong những tháng đầu năm 2017.

Khu vực này được ví như trái tim của trung tâm tài chính Phú Mỹ Hưng - nơi tọa lạc của cả trăm tòa nhà cao ốc thương mại
Khu vực này được ví như "trái tim" của trung tâm tài chính Phú Mỹ Hưng - nơi tọa lạc của cả trăm tòa nhà cao ốc thương mại

Trục đường Nguyễn Văn Linh kết nối xuyên suốt cả Phú Mỹ Hưng - nơi có hàng chục dự án chung cư cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công
Trục đường Nguyễn Văn Linh kết nối xuyên suốt cả Phú Mỹ Hưng - nơi có hàng chục dự án chung cư cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công
Ăn bám theo các trục đường Nguyễn Văn Linh và NGuyễn Hữu Thọ, hàng loạt dự án cao cấp đã và đang mọc lên như nấm
"Ăn bám" theo các trục đường Nguyễn Văn Linh và NGuyễn Hữu Thọ, hàng loạt dự án cao cấp đã và đang mọc lên như nấm
Một số gương mặt mới cũng bắt đầu xuất hiện tại Nam Sài Gòn với những dự án khá cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm. Điển hình như tập đoàn Hưng Thịnh với dự án Floria; Vạn Phát Hưng vừa triển khai kinh doanh dự án chung cư Hoàng Quốc Việt; công ty Cổ Phần đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát với chuỗi 4 dự án cao ốc Hưng Phát Silver Star; công ty địa ốc DRH cũng mang dự án D-Vela ra giành thị phần...
Theo cafef

Đất nền Bình Dương lại giao dịch sôi động

 

Số liệu thống kê vừa công bố của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương cho thấy, tình hình giao dịch nhà đất trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Dự báo, sức mua sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nửa cuối năm nay.

Giá bật tăng trở lại

Hoạt động mua bán nhà đất diễn ra rất sôi động tại các đô thị đang phát triển của tỉnh Bình Dương như Dĩ An, Thuận An, Bến Cát. Các dự án nằm ở vị trí trung tâm, quy hoạch bài bản, pháp lý rõ ràng đang được giao dịch rất tốt và giá bán có xu hướng tăng cao.

Khảo sát một số dự án trên địa bàn thị xã Bến Cát như khu đô thị Golden Center City, Golden Center City 2... cho thấy, giá bán đất nền tăng từ 25 - 30% so với thời điểm chủ đầu tư mở bán. Thậm chí một số dự án giá rẻ như RichHome và RichHome 2 được chủ đầu tư bán hết toàn bộ sản phẩm cách đây hai năm nhưng nhiều khách hàng vẫn tìm mua lại dù phải trả tiền chênh lệch. Bởi tại các dự án này dân đã về sinh sống khá đông, hạ tầng đầu tư chất lượng.

Một điểm mới đáng chú ý là hiện nay khách hàng mua đất nền Bình Dương có xu hướng chuộng đất nền tại các dự án lớn, quy hoạch và đầu tư hạ tầng bài bản. Anh Nguyễn Minh Khuê (Hà Nội) cho biết, anh vẫn đánh giá cao tiềm năng bất động sản Bình Dương và tin rằng sớm muộn thì bất động sản tại đây cũng sẽ phát triển bùng nổ bởi kinh tế và hạ tầng thuộc loại tốt nhất khu vực phía Nam. Tuy nhiên, anh chia sẻ: “Cách tốt nhất để tránh rủi là lựa chọn các dự án lớn, chủ đầu tư uy tín và pháp lý đã hoàn chỉnh. Không nên đặt cược vào các dự án phân lô nhỏ lẻ vì Bình Dương đang siết chặt lĩnh vực này”.Chị Mai Thị Hồng Hạnh (Tp.HCM) cho biết, từ đầu năm đến nay, chị đã bán thành công 10 lô đất tại thị xã Bến Cát với số tiền chênh lệch khá hấp dẫn. “So với Tp.HCM và ngay cả TP. Thủ Dầu Một của Bình Dương, giá đất tại đây vẫn còn rẻ nên những người mới tích lũy được chút ít vốn liếng vẫn có thể tham gia đầu tư bởi lợi nhuận kỳ vọng vẫn vượt xa so với gửi ngân hàng. Trong khi đó, những khách hàng là người lao động nhập cư, người thu thập thấp cũng tràn đầy cơ hội sở hữu nhà ở với mức thu nhập của mình”, chị Hạnh nói
Ông Phạm Xuân Ngọc, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương cho rằng, Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vị trí địa lý thuận lợi và hàng loạt thông tin quy hoạch hạ tầng, dự án phát triển đô thị, trung tâm thương mại được công bố trong thời gian vừa qua, nhu cầu sở hữu nhà ở đang rất lớn nhưng nguồn cung không nhiều... là những nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng lên. Đồng thời, trong những năm gần đây giá đất bị sụt giảm, nhiều dự án giá giảm xuống rất thấp, nay thị trường bất động sản phục hồi trở lại nên giá tăng dần lên là điều dễ hiểu.


Mega City có gì hấp dẫn?  

Bình Dương như một “mỏ vàng” đối với các nhà đầu tư bất động sản chuyên “trị” đất nền vùng ven. Gần đây, một số dự án mới tung ra thị trường đã lập tức thu hút nhiều sự chú ý. Điển hình như khu đô thị Mega City chỉ sau gần hai tuần công bố, đã có hơn 1.000 sản phẩm được khách hàng đặt cọc giữ chỗ.
Theo tìm hiểu, tọa lạc trên mặt tiền đường Hùng Vương và An Điền - Bến Tranh, trung tâm thị xã Bến Cát, Mega City có quy mô 50 ha, tích hợp hệ thống tiện ích cao cấp như trung tâm thương mại rộng hơn 9.000 m2, công viên trung tâm rộng hơn 1,2 ha, trường mầm non, trường tiểu học, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi, khu dịch vụ ven sông,... Đặc biệt, đây là dự án duy nhất tại trung tâm thị xã Bến Cát có mặt tiền trải dài hơn 1,2 km theo bờ sông Thị Tính. Do vậy, không chỉ là nơi an cư hoàn hảo, Mega City còn mang đến cơ hội kinh doanh thương mại và tiềm năng gia tăng giá trị cho các chủ nhân. Những lợi thế này hứa hẹn sẽ sớm biến Mega City thành một cộng đồng sung túc, thịnh vượng.
Theo các chuyên gia, sự phát triển vượt bậc về hạ tầng cũng như các lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ của thị xã Bến Cát đang thu hút nhiều thương gia và dân nhập cư đến sinh sống kéo theo nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao. Do vậy, đầu tư sở hữu đất nền tại Mega City ở thời điểm này rất giàu tiềm năng sinh lãi.Ông Tôn Thất Khiêm, Phó tổng giám đốc Marketing - Truyền thông Công ty CP Địa ốc Kim Oanh, cho biết, Mega City đang được giới thiệu ra thị trường với mức giá chỉ từ 450 triệu đồng/nền. Khách hàng giao dịch thành công sẽ có cơ hội trúng nhiều giải thưởng hấp dẫn như: Xe Honda SH Mode, Honda AirBlade 125cc, Honda Blade, tivi, tủ lạnh,… với tổng giá trị lên đến 350 triệu đồng.                                      
Theo Batdongsan

Nhà giá rẻ ở Sài Gòn 'đắt như tôm tươi'

 

Theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản TPHCM quý 2/2017 cho thấy, giao dịch hạng C tăng mạnh. Tỉ lệ hấp thụ căn hộ chiếm 64% tổng lượng giao dịch. Căn hộ Hà Nội ế ẩm vẫn neo giá.


Tại quý 2/2017, 4 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 7 dự án hiện hữu mở bán, cung cấp hơn 4.700 căn. Tổng nguồn cung sơ cấp căn hộ đạt hơn 37.200 căn, giảm -12% theo quý và -7% theo năm.

Lượng giao dịch tăng 33% theo quý và 67% theo năm. Với gần 11.600 căn được tiêu thụ, lượng giao dịch của quý 2/2017 đã chạm đỉnh kể từ 2011 tới nay.
Theo Savills, tình hình hoạt động ấn tượng của hạng B và C đã khiến cho tỉ lệ hấp thụ của thị trường tăng 10 điểm phần trăm theo quý và 13 điểm phần trăm theo năm tới khoảng 31%. Hạng C có tỉ lệ hấp thụ cao nhất khoảng 37% và chiếm 64% tổng lượng giao dịch.
Từ quý 3/2017 đến 2018, gần 48.000 căn được mong đợi sẽ gia nhập thị trường căn hộ. Hạng C được dự kiến sẽ chiếm lĩnh nguồn cung tương lai với gần 46% thị phần
Ở phân khúc biệt thự, nhà liền kề tại TPHCM, Savills Việt Nam nhận định nguồn cung mới sẽ hạn chế. Một dự án mới và mở bán tiếp theo của 7 dự án hiện hữu cung cấp khoảng 390 căn. Nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 2.060 căn, giảm 20% theo quý và 35% theo năm.
Lượng giao dịch giảm 14% theo quý và 6% theo năm. Tỉ lệ hấp thụ đạt 37% do nguồn cung mới hạn chế, tăng 3 điểm phần trăm theo quý và 11 điểm phần trăm theo năm. Phân khúc nhà liền kề tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với 85% tổng lượng giao dịch.
Ổ phân khúc đất nền, quận 9 tiếp tục dẫn đầu thị trường, chiếm 43% tổng giao dịch quý này. Phần lớn lượng đất nền giao dịch có diện tích trong khoảng 50-80m2.
Từ quý 3/2017 đến 2019, thị trường sẽ tiếp nhận thêm khoảng 11.500 căn/nền từ 33 dự án mới, trong đó phía Đông dẫn đầu thị trường và dự kiến chiếm 50% thị phần.
Theo cafef

Đất nền phía Nam hiện tại diễn biến ra sao sau "cơn sốt"?

 

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, phân khúc đất nền, nhà phố tại Tp.HCM, Đồng Nai và Long An đã trở về giá trị thực so với những tháng đầu năm 2017, thị trường vẫn sẽ chứng kiến giao dịch tăng mạnh tại các dự án chính quy. Hầu hết giao dịch nhà đất là của những người có nhu cầu ở thực sự, còn mua đầu cơ không nhiều nên giá cả sẽ không biến động.

Đánh giá về phân khúc đất nền và nhà phố, CBRE cho hay, giá chào bán đất nền, nhà xây sẵn ở thị trường sơ cấp Tp.HCM trong quý II/2017 dù tăng đến 15% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn giảm nhẹ 1,5% so với quý trước đó.


Cũng theo CBRE, nhiều tháng qua, những dự án quy mô của các chủ đầu tư lớn được quảng cáo ở các quý trước chưa có dấu hiệu chuẩn bị khởi công trong quý khảo sát. Trong khi đó, rất nhiều những dự án có quy mô nhỏ hơn đang cho đặt chỗ để thăm dò nhu cầu thị trường. Dự báo từ nay đến cuối năm, các dự án quy mô lớn sẽ được khởi động ở nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn thành phố, các sản phẩm sẽ đa dạng hơn ở nhiều phân khúc khác nhau.
Cùng với Tp.HCM, đất nền, nhà phố tại Đồng nai cũng bắt đầu hạ nhiệt. Quyết định tạm ngưng tách thửa của UBND tỉnh Đồng Nai chỉ trong một thời gian ngắn đã phát huy tác dụng. Các điểm nóng sốt ảo đất nền trước đây như Nhơn Trạch, Long Thành đang giảm nhiệt hẳn. Hiện không còn cảnh đầu nậu cò đất tung hoành như trước. Các sàn giao dịch bất động sản “dã chiến” kiêm quán cà phê đã dẹp bỏ, không còn cảnh mua đất như mua rau, tấp nập huyên náo.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái mở bán những sản phẩm cuối cùng của dự án khu dân cư thương mại Phước Thái (Quốc lộ 51, xã Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai) với quy mô diện tích khoảng 9ha, trong đó có 385 nền đất và 68 căn nhà phố liên kế thương mại. Hay tại dự án Long Hưng (Biên Hòa, Đồng Nai), ngoài việc trao gần 500 sổ đỏ cho các khách hàng đã mua sản phẩm trong giai đoạn 1, chủ đầu tư tiếp tục mở bán thêm nhiều lô đất giai đoạn 2 được khách hàng đón nhận.Trái với cảnh đìu hiu của đất nền phân lô “bán lẻ”, các dự án quy hoạch bài bản đang là đích nhắm mới của người mua đầu tư hoặc để ở vì tính an toàn pháp lý cao. Hàng loạt các dự án lớn mới chào hàng ở quanh khu vực Biên Hòa, giao dịch viên phải “mướt mồ hôi” tiếp khách.
Còn tại Long An, thị trường sôi động với nguồn cung dự án ngày càng đa dạng, các dự án có quy mô vừa và nhỏ khoảng 20 - 25ha có giá bán từ 4 - 5 triệu đồng/m2; đối với những dự án khu đô thị, quy mô lớn thì giá bán dao động khoảng 7 - 8 triệu đồng/m2. Thị trường đất nền Long An cũng ghi nhận nhiều giao dịch sôi động trong thời gian gần đây như: Làng Sen Việt Nam, Five Star, KDC Tân Đô, Bella Vista hay dự án khu đô thị Du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh.
Ông Huỳnh Phước Nghĩa, Chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) xác nhận: "Trừ Bình Dương không có nhiều biến động kéo dài, một số khu vực tại Long An, Đồng Nai đã sốt cục bộ, đội giá khá mạnh trong 6-12 tháng qua. Song, hai tháng trở lại đây, cơn sốt đất không còn ảo mà đang trở về giá trị thật, khách hàng tìm đến những dự án hợp pháp nhiều hơn.
"Hiện tượng tăng giá mạnh gấp đôi, gấp ba ở một số tỉnh giáp ranh là điều từng xảy ra trong đợt sốt đất năm 2006-2007 cách đây 10 năm. Tình trạng đất nền một số dự án ở Đồng Nai, Long An tăng giá như hiện nay có dấu hiệu chịu sự tác động của cơn sốt đất tại Tp.HCM trong nửa đầu năm 2017 trở về trước. Không loại trừ tình trạng hạn chế tách thửa các hồ sơ mới tại Đồng Nai cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhu cầu đầu tư đổ dồn về các dự án đã được quy hoạch bài bản", ông Nghĩa cho hay.
Cũng theo ông Nghĩa, các yếu tố khác tác động đến giá đất ở tỉnh phụ thuộc vào sức hút của hạ tầng. Khả năng kết nối giữa các khu vực giáp ranh và đô thị lớn càng hoàn thiện thì biên độ tăng giá càng lớn. Trong 1-2 năm trở lại đây, thông tin hạ tầng Tp.HCM kết nối đi các tỉnh lân cận hứa hẹn tốt dần lên đã trở thành lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới đầu tư và đầu cơ.
(Theo Nhịp sống kinh tế) 

Sóng ngầm BĐS siêu sang tại đất vàng Sài Gòn

 

Mỗi năm, sản phẩm siêu cao cấp vẫn là "hàng nóng" được âm thầm tung ra tại các khu đất vàng của Tp.HCM dù đây là phân khúc bất động sản (BĐS) rất kén khách.

bất động sản siêu sang
Ngoài mức giá, sản phẩm BĐS siêu sang còn phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác như đẳng cấp của chủ đầu tư, vị trí đắc địa, thiết kế, dịch vụ đi kèm... Ảnh: Lê Quân
Căn hộ triệu USD, villa giá 400-500 triệu đồng/m2, biệt thự giá 70-80 tỷ đồng/căn đang âm thầm xuất hiện theo nhiều cách, thổi lửa vào cuộc đua săn khách nhà giàu tại Tp.HCM. Tuy nhiên, việc các dự án siêu sang xuất hiện ngày càng nhiều đang đẩy mặt bằng giá bán căn hộ lên cao. Cuộc đua này còn làm xô lệch những chuẩn mực về căn hộ siêu sang.

Từ chào bán âm thầm đến chính thức lộ diện

Các doanh nghiệp địa ốc lớn đang cho thấy sự quyết liệt trong việc đầu tư dự án siêu sang thay vì phát triển âm thầm, mở bán hạn chế. Cuộc chiến đất vàng cũng vì thế mà trở nên gay gắt hơn.
Mới đây, tại vùng lõi trung tâm mới của Tp.HCM, một dự án siêu sang công bố đã phá kỷ lục về mức giá chào bán tại Việt Nam. Dự án này có chưa tới 100 căn hộ.
Dự kiến, căn hộ siêu sang này có giá bán dao động 8.000-10.000 USD/m2, cán mốc trên 200 triệu đồng/m2. Trong năm nay, dự án có thể sẽ được công bố mở bán. Thông tin này do đại diện CBRE Việt Nam tiết lộ tại buổi công bố báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS Tp.HCM quý II vừa qua.
Nếu mức giá này được chính thức giao dịch, mặt bằng giá căn hộ cao cấp tại Tp.HCM sẽ được đẩy lên ngang với giá căn hộ cao cấp (luxury) ở Bangkok (khoảng 7.000-10.000 USD/m2) và thấp hơn một nửa Singapore (20.000-25.000 USD/m2).
Thực tế, dù vẫn phát triển đều đặn, nhưng mức giá thật, thông tin thị trường phân khúc siêu cao cấp rất hiếm được công bố. Đa phần các dự án này đều tận dụng các quỹ đất vàng ở trung tâm và phổ biến ở mức giá khoảng 5.000-8.000 USD/m2.
Theo báo cáo mới nhất của CBRE Việt Nam, giới siêu giàu Việt Nam có thể sẽ tăng mạnh trong 10 năm tới. Vì thế, để đón đầu nguồn cầu này, nhiều dự án siêu sang đã được đầu tư.
Trong việc lựa chọn những khu đất "kim cương" để phát triển dòng sản phẩm đặc biệt, một số doanh nghiệp BĐS có tên tuổi có thể kể đến như Sơn Kim Land, Novaland…

Ráo riết cuộc đua quanh khu vực đất vàng

Ngoài siêu dự án có mức giá 200 triệu đồng/m2, một dự án phức hợp khác tại đường Lê Duẩn (quận 1) với căn hộ có giá dự kiến 5.500USD/m2 cũng đã được công bố.
Một đại gia trong làng BĐS cũng đang xây dựng dự án siêu sang trên tuyến đường Ký Con (quận 1) với giá bán căn hộ dự kiến lên đến 8.800 USD/m2.
Ngoài ra, tái khởi động sau nhiều năm đình trệ, tòa tháp có vị trí đắc địa tại phố Hàm Nghi, nối với đường Tôn Đức Thắng và Bến Chương Dương (quận 1) cũng dự kiến bán với mức giá lên đến 7.800 USD/m2.
khu đất vàng
Các khu đất vàng trên các tuyến đường trung tâm xuất hiện nhiều dự án siêu sang. Ảnh: Lê Quân
Theo tiết lộ của lãnh đạo một công ty có thị phần lớn tại khu Đông Sài Gòn, doanh nghiệp đang chào bán những "siêu biệt thự" với giá 70-80 tỷ đồng/căn. Trong giai đoạn đầu, nhóm khách hàng mục tiêu là CEO hoặc người điều hành các doanh nghiệp lớn, các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính uy tín ở Việt Nam. Việc chào bán đầy bí ẩn và hạn chế, số lượng sản phẩm cũng chỉ có vài chục căn nằm trên một cù lao yên tĩnh.
Cũng được chào bán âm thầm khi chưa công bố, một dự án tọa lạc gần "phố wall Sài Gòn" (Nguyễn Công Trứ, quận 1) đã có những căn hộ được giao dịch với giá hàng chục tỷ đồng dành cho người nổi tiếng trong làng giải trí Việt. Vì cam kết bảo mật nên chủ đầu tư dự án này từ chối tiết lộ thông tin.
Nằm tại khu đất kim cương Ba Son (quận 1), dù giá bán dự kiến thuộc hàng khủng nhất nhì Tp.HCM nhưng dự án Vinhomes Golden River được công bố năm ngoái cũng thu hút hàng nghìn người tham dự. Có sản phẩm villa có giá 400-500 triệu đồng/m2 và chỉ trên dưới 60 sản phẩm.
Novaland trình làng dự án Madison (phường Bến Nghé, quận 1) khi lần đầu tiên tham gia phân khúc siêu sang. Căn hộ này dự kiến được bán với giá ở ngưỡng 5.700-6.800 USD/m2 (120-140 triệu đồng/m2).
Trước sự săn đón ráo riết của giới buôn địa ốc, siêu dự án của Sacomreal cũng đã lộ diện. Giới thạo tin trong lĩnh vực BĐS cho hay, đây là dòng sản phẩm luxury đầu tay của doanh nghiệp, giá bán dự kiến là 120 triệu đồng/m2, nằm tại góc Lý Tự Trọng, Hai Bà Trưng (quận 1).
dự án siêu sang
Tòa tháp The One sau nhiều năm bất động cũng dự kiến
được bán với giá gần 8.000 USD/m2. Ảnh: Lê Quân
Đánh giá của CBRE cho thấy, dù giá bán ở vào mức cao kỷ lục kể từ năm 2004 nhưng nếu so với những thành phố lớn trong khu vực, giá chào bán căn hộ hạng sang tại Tp.HCM vẫn thuộc dạng cạnh tranh. Bởi giá nhà luxury tại Tp.HCM đang là 3.500-7.000 USD/m2, thấp hơn rất nhiều so với Bangkok (7.000-10.000 USD/m2) và Singapore (20.000-25.000 USD/m2).

Căn cứ để xác định căn hộ siêu sang

Giới chuyên môn nhận định, dự án căn hộ hạng sang giá 10.000 USD/m2 xuất hiện đã cho thấy bước tiến mới của BĐS Việt Nam. Thị trường đang hướng đến những tiêu chuẩn cao hơn và mặt bằng giá cũng cao gấp đôi so với mức trung bình hiện tại.
Tuy nhiên, chuyên gia CBRE cho rằng, các dự án với giá đạt đỉnh xuất hiện có thể khiến mức giá bình quân của toàn thị trường căn hộ hạng sang tăng lên. Mức giá này có thể trở thành một chỉ số mới để so sánh với các thị trường khác trong khu vực.
Chuyên gia của Jones Lang LaShalle Việt Nam Stephen Wyatt nhận định, đây là bước tiến lớn của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh mức giá, một dự án siêu sang còn phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác. Đó là đẳng cấp của chủ đầu tư, vị trí đắc địa, thương hiệu nhà thầu, thiết kế, khâu dịch vụ đi kèm, số lượng sản phẩm ít. Bởi dòng sản phẩm này rất đặc biệt và rất kén khách.
Và dù có doanh nghiệp công khai hay bí mật cách tiếp cận khách VIP thì các BĐS siêu sang đều cực kỳ kén chọn nhà đầu tư. Thanh khoản của những tài sản này vẫn là dấu hỏi lớn.
Một chuyên gia BĐS thận trọng nhận xét: "Dù là hàng hóa đặc biệt nhưng BĐS hạng sang không đi ngược lại quy luật cung cầu của thị trường. Chỉ vài phần trăm dân số đủ khả năng chi trả cho những siêu căn hộ và siêu biệt thự. Vì vậy, phải chờ xem phản ứng của thị trường".
Căn hộ hạng sang có mức giá cho thuê cũng siêu đắt. Khảo sát các dự án hạng sang tại trung tâm Tp.HCM, giá thuê thấp nhất là 15 USD/m2 mỗi tháng, giá thuê cao nhất là khoảng 37 USD. Tỷ suất lợi nhuận hàng năm đạt 3-6%, phổ biến nhất là 4-5%.
Top 5 nhóm khách thuê có ngân sách lớn đến từ Nhật, Mỹ, Anh, Singapore và Đức.
Theo zing.vn

Giới đầu cơ thấm khổ sau cơn sốt đất tại Tp.HCM

 

Mặc dù có trong tay hàng ngàn mét vuông đất nhưng nhiều nhà đầu tư BĐS tại Tp.HCM vẫn than khổ và lo tiền từng ngày để trả lãi ngân hàng.

Nghịch cảnh nhà đầu tư thừa đất, thiếu tiền

Mấy ngày nay, ông Trần Văn Báu (ngụ tại quận Phú Nhuận) chạy khắp các sàn giao dịch BĐS tại quận 2 và quận 9 để gửi bán 5 lô đất nền, mỗi lô rộng cả trăm m2 tại đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) và khu Đồng Văn Cống (quận 2). Ông Báu đã mua những lô đất này hồi tháng 4 với giá hàng tỷ đồng/lô khi thị trường đất nền lên cao. Để có tiền đầu tư đất, ông đã vay ngân hàng, người thân… nhưng giờ đây, khi cơn sốt đất đi qua, ông không thể bán đất để trả nợ.
Bà Trần Thị Hương (ngụ tại quận 2) cũng từng được xếp vào hàng đại gia vì có nhà to, xe sang… nhờ trúng đất đai. Nhưng giờ đây, bà lại đang phải khổ sở với những khoản vay nợ để đầu tư vào đất nền.
Nhiều nhà đầu tư nắm trong tay
Nhiều nhà đầu tư nắm trong tay nhiều mảnh đất nhưng lại phải lo chạy tiền trả lãi ngân hàng.
Trường hợp ông Trần Văn Tuấn (quận Phú Nhuận) thì lại cầm cả chục hợp đồng mua bán đất trong tay, tuy nhiên, hiện ông không đủ tiền đóng tiền thuê bao điện thoại. Bởi có bao nhiêu tiền, ông đều mua đất hết, giờ đất lại không thể bán đi, mà lãi mẹ đẻ lãi con, khiến ông gần như kiệt quệ.
Có trong tay rất nhiều BĐS nhưng đang phải chạy vạy lo tiền từng ngày để trả lãi ngân hàng và chủ nợ ngoài, đây chính là nghịch cảnh của không ít nhân vật “tiếng tăm” trong giới đầu cơ đất tại Tp.HCM.

Khi “cơn sốt” đất qua đi

Trước “sự mạnh tay” của chính quyền Tp.HCM, giá đất nền trên địa bàn đã bắt đầu hạ nhiệt. Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Asian Holdings cho biết, đất nền là nhu cầu muôn thủa của người Việt. Do đó, nhà liền thổ, đặc biệt là đất nền có sổ đỏ tại những khu vực thuận lợi giao thông vẫn giữ giá, thậm chí còn có xu hướng tăng giá.
Đất nền được phân làm 2 loại, gồm đất xen kẹt và đất do các doanh nghiệp BĐS tạo lập. Với đất xen kẹt và đất thổ cư tại những vị trí có tiềm năng, pháp lý rõ ràng, giá được ổn định và có thể tăng. Với đất của các doanh nghiệp BĐS tạo lập, giá cũng sẽ giữ ổn định, nhưng mức độ tăng giá phụ thuộc vào chất lượng dự án.
"Khi giá đất nền tăng lên, các khu vực lân cận cũng sẽ tăng giá theo. Khu vực nào có giá ảo, thì không có giao dịch và cũng sẽ nhanh chóng giảm giá mạnh. Chúng ta cần biết, giá đất không tăng giống nhau tại các khu vực khác nhau. Có nơi tăng ảo, nhưng cũng có nơi tăng thật", ông Hậu nói.
Ông Nguyễn Đăng Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Hiển Vinh Long An cho rằng, đất nền sẽ không giảm giá ở tất cả các khu vực. Tại Tp.HCM, hiện vẫn có nhiều dự án đất nền được các chủ đầu tư chào bán.
“Phân khúc đất nền chỉ biến động về giá khi giới đầu tư thứ cấp bày chiêu thâu tóm, thổi giá. Những vị trí bị đẩy giá đa phần là đất nông nghiệp không có quy hoạch và sẽ bán theo hình thức “ăn theo” quy hoạch giao thông. Nhiều chủ đầu tư vẫn mở bán dự án đất nền và bán rất tốt vì thị trường vẫn có chỗ đứng cho những dự án phục vụ nhu cầu ở thực của người dân”, ông Việt nói.
Theo dothi

Đồng Nai: Dự án đang tranh chấp vẫn phân lô bán nền

Vụ việc xảy ra tại dự án khu dân cư - thương mại Phước Tân. Dự án này được tỉnh Đồng Nai giao cho Công ty Cường Hưng do ông Đỗ Tịnh làm giám đốc, ông này là chồng Phó bí thư tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh.

Trong kết luận về sai phạm của Phó bí thư tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh mà Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa công bố có đề cập việc bà Thanh khi còn làm phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký văn bản đồng ý cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án khu dân cư - thương mại Phước Tân (TP Biên Hòa). Nhưng trên thực tế dự án này đã được “phù phép” ra sao?

Chỉ kêu gọi góp vốn chứ không giao đất

Sau khi dự án khu dân cư - thương mại - dịch vụ Phước Tân rộng gần 92ha được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép, vào cuối năm 2011, giám đốc Công ty TNHH Cường Hưng là ông Đỗ Tịnh đã ký hợp đồng hỗ trợ vốn với Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop).
Theo nội dung ký kết, Donacoop sẽ chuyển tiền thi công dự án còn Công ty Cường Hưng thực hiện phần thủ tục đối ngoại. Thực hiện đúng hợp đồng, Donacoop đã chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Cường Hưng với tổng số tiền khoảng 265 tỉ đồng.
phân lô bán nền
Do bị phá hợp đồng, Donacoop đã trưng bảng và cho xe ngăn chặn
không cho Công ty Cường Hưng bán đất nền. Ảnh: CTV
Thế nhưng, theo thông tin mà ông Bùi Thanh Trúc - chủ tịch HĐQT Donacoop, người đứng đơn tố cáo ông Đỗ Tịnh và bà Phan Thị Mỹ Thanh cung cấp thì sau khi nhận tiền, Công ty Cường Hưng đã không triển khai dự án, để dây dưa nguồn vốn suốt nhiều năm.
Ông Trúc cho rằng, Donacoop cũng đã nhiều lần gia hạn cho Công ty Cường Hưng để triển khai dự án, nhưng suốt 7 năm qua dự án trên vẫn không được triển khai. Do đó, Donacoop quyết định đòi số nợ gốc và cả tiền lãi nhưng bị Công ty Cường Hưng phớt lờ.

Đất đang tranh chấp vẫn phân lô bán nền

Theo hồ sơ tố cáo, khi dự án gần 92ha đã ký kết huy động vốn với đối tác thì cùng lúc Công ty Cường Hưng cũng tìm đến một đối tác khác để thực hiện phân lô, bán nền trên dự án này.
Cụ thể, vào ngày 26/4/2017, Công ty CP xây dựng - dịch vụ địa ốc Đất Nguồn (đóng tại tỉnh Bình Dương) được ông Đỗ Tịnh ủy quyền cho lấy đất của dự án phân ra 432 nền rồi bán cho khách hàng.
Dựa vào hợp đồng ủy quyền trên, công ty địa ốc Đất Nguồn tiếp tục 'khai sinh' ra dự án có tên gọi khu dân cư bán đảo Cường Hưng. Dự án này được chào bán với mức giá từ 6-9 triệu đồng/m2 và đã có không ít khách hàng đặt cọc tiền để giữ chỗ.
Về vụ việc trên, một vị lãnh đạo sở chuyên ngành ở tỉnh Đồng Nai xin giấu tên nhận xét, đất trong một dự án khu dân cư muốn bán ra thị trường thì phải hoàn chỉnh về hạ tầng như đường phải tráng nhựa, có hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng, cây xanh..."Tuy nhiên theo thông tin tôi nắm được thì dự án này (khu dân cư bán đảo Cường Hưng) mới chỉ đào lỗ, đặt cống trong khi đang là tài sản đảm bảo vốn vay của đối tác mà đã rao bán là sai với các quy định của pháp luật”, vị lãnh đạo cho hay.
Theo Batdongsan

Đồng Nai 'sẵn sàng' cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia.


Một mẫu thiết kế sân bay Long Thành. 
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê quyệt quy hoạch tại Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 20/07/2005 về vị trí, quy mô và phân khu chức năng; Quyết định 909/TTg ngày 14/06/2011 về phê duyệt quy hoạch dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và ổn định cuộc sống người dân trong vùng dự án.

- Xin ông cho biết ý nghĩa của dự án này với phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đông Nam bộ và tỉnh Đồng Nai nói riêng?

Ông Võ Văn Chánh: Việt Nam nằm trong trung tâm khu vực Đông Nam Á, có nhiều lợi thế cạnh tranh trong phát triển ngành hàng không và trung chuyển hàng hóa quốc tế.

Do vậy, việc hình thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm nói chung, nâng cao tỷ trọng khu vực dịch vụ từ đó giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp hiệu suất thấp, thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng không làm tiền đề cho sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ chất lượng cao, qua đó tái cơ cấu lực lượng lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật cho nền kinh tế.

Theo tính toán sơ bộ, việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 người trong dự án.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo đầu tư nhiều công trình giao thông kết nối Đồng Nai với TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận như cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; cao tốc Bến Lức-Long Thành; Biên Hòa-Vũng Tàu; Dầu Giây-Phan Thiết; Dầu Giây-Liên Khương và đặc biệt là cụm cảng biển Cái Mép-Thị Vải (Vũng Tàu), góp phần quan trọng lưu thông hàng hóa giữa các phương thức vận tải...

- Sau khi Chính phủ có quyết định phê duyệt quy hoạch dự án, tỉnh đã triển khai được những công việc nào, thưa ông?

Ông Võ Văn Chánh: Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình quan trọng quốc gia, được triển khai xây dựng với quy mô 5.000 ha thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Nhận thức được vai trò quan trọng trong giải phóng mặt bằng, tỉnh đã chủ động ban hành quy định về quản lý đất đai, xây dựng và hoạt động sản xuất nông nghiệp trong phạm vi ranh giới quy hoạch; cắm mốc quy hoạch, xác định phạm vi, ranh giới cụ thể của dự án trên thực địa từ năm 2009.

Tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai khu tái định cư (Lộc An-Bình Sơn và Bình Sơn) để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa; quy hoạch khu nghĩa trang 50ha để di dời ngôi mộ ra khỏi phạm vi dự án; điều tra, khảo sát thu thập thông tin, số liệu về đất đai, tài sản, nhân khẩu, nhu cầu tái định cư, nhu cầu đào tạo nghề của người dân trong vùng dự án và tham vấn ý kiến cộng đồng.

Qua khảo sát và lấy ý kiến của 4.730 hộ dân và 26 tổ chức, với gần 15.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi dự án, các hộ dân và tổ chức đồng ý 100% triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát, Đồng Nai đã xây dựng cơ chế đặc thù và khung chính sách thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trình các bộ, ngành Trung ương thẩm định trình Chính phủ xem xét, quyết định.

- Hiện nay tỉnh Đồng Nai đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và xin ý kiến Quốc hội về việc tách tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ổn định cuộc sống người dân trong vùng dự án thành một dự án riêng. Nếu được chấp thuận, tỉnh sẽ triển khai công việc này như thế nào trong thời gian tới?

Ông Võ Văn Chánh: Khi được Quốc hội chấp thuận, Đồng Nai phải tiến hành xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) dự án thành phần về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trình Quốc hội xem xét, phê duyệt.

Sau khi Quốc hội thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi và được Chính phủ bố trí vốn, Đồng Nai sẽ ưu tiên thực hiện đầu tư xây dựng trước 1 khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn đầy đủ hạ tầng (điện, đường, trường, trạm...), xây dựng nghĩa địa, di dời các ngôi mộ trong vùng dự án, xây dựng trụ sở nhà nước, các cơ sở tôn giáo (nhà thờ, chùa...) để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và di dời dân ra khỏi vùng quy hoạch dự án.

Đồng thời, tỉnh tiến hành kiểm kê đất của dân theo nguyên tắc ưu tiên vị trí đầu tư từng hạng mục thuộc giai đoạn 1 của dự án để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi.

Đồng Nai dự kiến hoàn thành giải phóng mặt bằng trong vòng 3 năm và dự kiến bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho nhà đầu tư trong năm 2019.

- Theo kế hoạch, năm 2019 dự án sẽ khởi công, vậy để đảm bảo tiến độ, Đồng Nai có nên thu hồi đất một lần cho toàn bộ dự án không, thưa ông?

Ông Võ Văn Chánh: Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một lần cho toàn bộ dự án sẽ tạo sự đồng nhất về chính sách, đơn giá bồi thường, hạn chế khiếu nại, khiếu kiện của người dân.

Bên cạnh đó, người dân trong vùng dự án có nguyện vọng sớm được triển khai dự án do quy hoạch từ lâu (từ năm 2005 đến nay), để nhanh chóng ổn định cuộc sống, sản xuất tại nơi ở mới. Nên việc bồi thường, giải phóng mặt bằng một lần là cần thiết nhưng trong quá trình thực hiện sẽ theo từng giai đoạn của Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

- Ngoài bố trí tái định cư, tỉnh Đồng Nai sẽ làm gì để chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm giúp người dân ổn định cuộc sống sau giải tỏa?

Ông Võ Văn Chánh: Với phương châm “cuộc sống người dân tại nơi ở mới, tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”, Đồng Nai đã chủ động xây dựng chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Tuy nhiên phải khách quan nhìn nhận rằng, đây là công việc nặng nề, đòi hỏi có sự chỉ đạo, giúp sức từ bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

ACV phải hỗ trợ địa phương xác định tiến độ, lộ trình, nhu cầu việc làm, phương thức đào tạo để tỉnh có định hướng phù hợp khi đào tạo sẽ đáp ứng nhu cầu làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giải quyết việc làm cho người dân trong quá trình xây dựng, đưa vào sử dụng công trình quan trọng quốc gia, người dân được hưởng lợi nhiều khi triển dự án.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đã chủ động xây dựng 3 khu công nghiệp gồm Lộc An-Bình Sơn (500ha), Long Đức (giai đoạn 2: 300ha), Khu công nghệ cao Amata (350ha), dự kiến giải quyết 57.500 lao động, với cự ly khoảng 10km cách khu tái định cư sẽ rất thuận lợi trong đào tạo, bố trí làm việc cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất.

Đối với những trường hợp không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện thì tỉnh Đồng Nai ưu tiên tạo điều kiện giải quyết việc làm tại các hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn huyện Long Thành, được vay vốn tạo việc làm, sản xuất kinh doanh.

Vì vậy có thể nói rằng, Đồng Nai đã sẵn sàng cho công tác giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phóng viên: Trân trọng cám ơn ông!
Theo Vovgiaothong

Căn hộ cho thuê có dấu hiệu bội cung

 

Nguồn cung vẫn đang còn nhiều trong khi cầu không theo kịp là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ cho thuê Tp.HCM. Dự báo, giá cho thuê sẽ có xu hướng giảm dần trong thời gian tới.

Cách đây vài năm, thời điểm căn hộ cao cấp còn khan hiếm, lượng người có nhu cầu thuê rất lớn, đặc biệt là các chuyên gia nước ngoài . Ở thời điểm đó, giá cho thuê căn hộ có thể lên tới vài trăm đến vài ngàn USD/tháng. Nhận thấy đây là lĩnh vực đầu tư béo bở, không ít người sẵn sàng bỏ ra hàng tỉ đồng để mua căn hộ cho thuê.

Bảng cho thuê căn hộ treo khắp nơi

Trước các chính sách hỗ trợ hấp dẫn mà chủ đầu tư đưa ra, những người có thu nhập khá cũng vay mượn tiền đầu tư căn hộ cho thuê. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi lượng căn hộ tung ra quá lớn, nguồn cung bắt đầu có dấu hiệu vượt cầu. Bảng rao căn hộ cho thuê được nhà đầu tư treo khắp nơi. Thông tin cho thuê các khu căn hộ cao cấp ở quận 2, quận 4, quận 7...luôn đầy ắp. Dù có sự khác nhau giữa các khu vực nhưng nhìn chung giá thuê đã giảm so với trước.
Sau khi khảo sát các thông tin cho thuê nhà tại khu Masteri Thảo Điền (quận 2), chúng tôi thấy có rất nhiều tin rao bán, cho thuê căn hộ… Chỉ cần gõ từ khóa trên Google sau vài giây đã có trên 936.000 kết quả. Theo đó, các căn hộ (1-3 phòng ngủ) trong dự án này đang rao giá thuê từ 9-30 triệu đồng/tháng tùy diện tích. Môi giới tên Cường, người cầm số hotline của một trang chuyên về bất động sản cho thuê, cho biết đang có sẵn thông tin mấy trăm căn hộ cho thuê, bán tại dự án này và một số dự án lân cận. Theo Cường, giá tốt nhất cho một căn 2 phòng ngủ hiện nay vào khoảng 600 USD (khoảng 13 triệu đồng). "Chị cần, em sẽ dẫn đi xem ngay. Nếu chị thích ở căn to hơn thì giá sẽ cao hơn nhưng cũng đã giảm khá nhiều so với cách đây mấy tháng rồi", Cường cho biết.
thị trường căn hộ
Một dự án căn hộ tại quận 2 đã có hàng ngàn căn hộ hoàn thiện
và bàn giao cho người mua. Ảnh: Hoàng Triều
Chị Hoàng Thu, giám đốc đầu tư của một công ty tài chính cho biết cũng vừa đầu tư 6 căn hộ 1 phòng ngủ, giá tầm 2,2 tỉ đồng/căn tại dự án cao cấp ở khu vực Tân Cảng để cho thuê. Trước đó, chị Thu đã tham khảo giá trên thị trường và dự định mỗi căn sẽ cho thuê lại với giá khoảng 500 USD/tháng. Chị Thu cho rằng, căn hộ giá 2,2 tỉ đồng mà cho thuê được 500 USD/tháng là đã đáp ứng được kỳ vọng. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề về khả năng khi bàn giao nhà và hoàn thiện xong giá nhà có thể  sẽ giảm xuống thì chị Thu trả lời: "chấp nhận hạ giá chứ biết sao bây giờ".

Giá thuê sẽ giảm dần

Trao đổi với ông Trần Khánh Quang, TGĐ Công ty Bất động sản Việt An Hòa, được biết từ 2 năm qua, thị trường căn hộ cho thuê có sức tiêu thụ khá tốt với 50.000-60.000 căn. Giai đoạn 2017-2018 sẽ là thời gian bàn giao lượng căn hộ này. Phần lớn những căn hộ có giá thấp, bình dân sẽ được tiêu thụ bởi người có thu nhập trung bình mua để ở. Còn lại những căn hộ cao cấp gần trung tâm, ngoài một lượng nhỏ mua để ở, còn lại chủ yếu để đầu tư cho thuê, nhất là ở các khu vực như Bình Thạnh, quận 2, quận 4, quận 7…
Ông Quang nhận xét, nếu cách đây 2 năm, 1 căn hộ bình thường mua vào với giá tầm 2 tỉ đồng có thể cho thuê với giá 12 triệu đồng/tháng, tương ứng với tỉ suất sinh lời khoảng 0,6% thì hiện nay có những dự án giá mua là 4,5 tỉ đồng nhưng cho thuê chỉ được từ 15-16 triệu đồng/tháng. Tính ra tỉ suất sinh lời giảm thấy rõ, chỉ còn khoảng 0,3%. "Tỷ suất sinh lời dưới 0,4% giá đầu tư là chạm mức dư thừa căn hộ. Khi đó, các chủ dự án sẽ có xu hướng hạ giá và thị trường căn hộ cao cấp cũng kém hấp dẫn. Hay nói cách khác, mãi lực cho thuê sẽ quyết định thị trường...", ông Quang nhận định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó TGĐ Okamura Sanyo Properties, người có nhiều kinh nghiệm về căn hộ, văn phòng cho thuê cũng đánh giá, cách đây 1-2 năm thị trường rộ lên phong trào đầu tư căn hộ ở khu vực gần trung tâm để cho thuê nhưng đến thời điểm này, cung đã có dấu hiệu vượt cầu, nếu chủ đầu tư không hạ giá sẽ bị ùn ứ. Ông Hải cũng dự báo, thời gian tới, thị trường căn hộ cho thuê sẽ không còn hấp dẫn.
Theo một chuyên gia bất động sản, cảnh báo này thực ra đã được đưa ra từ năm ngoái bởi khi đó, lượng căn hộ trung cao cấp được hấp thụ khá tốt, tình trạng dư thừa chắc chắn sẽ xảy ra, chỉ là sớm hay muộn. Vị chuyên gia này còn khẳng định, một khi thị trường cho thuê chững lại sẽ tác động trực tiếp đến sức mua của phân khúc căn hộ cho thuê trong thời gian tới. Những người đã mua và chuẩn bị nhận nhà sẽ càng lo lắng hơn.
(Theo NLĐ)

bán đất đà nẵng